Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thang Máy -Phát Minh Kĩ Thuật Tiên Tiến

Thang Máy


thang máy
Hãng Toshiba Elevator and Building Systems Corp., chuyên về xây dựng cao ốc và cầu thang máy, đang phát triển một dự án phát minh ra một loại cầu thang máy với kỹ thuật tiên tiến Maglev (Magnetic Levitation). Dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2008 và sẽ được đưa ra ứng dụng tại Nhật Bản để thử nghiệm.
Chuyên viên của hãng Toshiba tiết lộ các thang máy  trong tương lai với kỹ thuật Maglev (từ trường), sẽ ru êm không gây ra tiếng động và tiện nghi hơn các loại thang máy thông dụng hiện nay.

Đáng nể hơn, loại thang máy hiện đại này có thể lên cao với vận tốc tối đa là 300m/phút cho loạt sản xuất đầu tiên. Còn những loạt sản xuất sau, theo tham vọng của các nhà kỹ thuật Nhật Bản, sẽ là những thang máy với siêu vận tốc tối đa là 1.010m/phút!
thang máy-1
Cho đến nay kỹ thuật Maglev chỉ mới được áp dụng trong sự phát triển vận tốc của đường sắt, cho những chuyến xe lửa tốc hành. Theo quan điểm của Rembert Horstman, Giám đốc thương mại của công ty sản xuất thang máy ThyssenKruup Elevator (tại Đức), Maglev chỉ là một trong rất nhiều kỹ thuật để phát triển ngành sản xuất thang máy.
 
Nhưng trước hết, "sự an toàn cho người tiêu dùng trong sự phát triển vận tốc phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải những phát minh hiện đại nguy hiểm…”. Và, để chứng minh rằng nước Đức cũng không thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật tiên tiến (mà lại an toàn), ông Horsman tiết lộ Công ty Kruup đang khai triển đề án TWIN, với kỹ thuật cho phép cả hai “phòng thang máy” hoạt động cùng một lúc, trong cùng “một hầm”.

Quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, giúp con người thỏa mãn nhu cầu ăn ngon mặc đẹp và đặc biệt nhu cầu nhà ở đòi hỏi sự tinh vi, mỹ thuật cao hơn với đầy đủ những tiện nghi. Sự xuất hiện những chiếc thang máy cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng sống của người dân. Khoảng 15 năm trước, thị trường thang máy Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đến nay có hơn 100 Cty tham gia sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu thang máy.
thang may

Chiếm phần nhiều các hiệu thang nước ngoài là Mitsubishi (Nhật), Schindler (Thụy Sĩ), Thyssenkrupp (Đức), Otis (Mỹ), KONE (Phần Lan), Hyundai (Hàn Quốc), Hitachi (Nhật)… tuy nhiên hầu hết được sản xuất tại nước thứ ba, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Các hiệu thang may trong nước cũng dần chiếm được thị phần cao tại các cao ốc không quá cao tầng như Thiên Nam, Thái Bình, Á Châu, Tự Động… Theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng, hơn 70% loại thang máy nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay là các nhãn hiệu nổi tiếng, khoảng 30% là các thương hiệu nhỏ chủ yếu của Trung Quốc. Giá thang máy nhập khẩu luôn cao gấp đôi so với giá thang máy sản xuất trong nước.
Trong những năm gần đây nhãn hiệu thang máy nội địa không xa lạ đối với giới đầu tư dự án BĐS cả nước, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà sản xuất trong nước đang kỳ vọng có thể nâng cao sản lượng, tiến tới xuất khẩu để quảng bá thương hiệu, cạnh tranh với hàng nhập. Thang máy thương hiệu Thiên Nam là một trong những Cty đã có những bước phát triển vượt bậc về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo hành bảo trì. Phóng viên Báo Xây dựng có cuộc phỏng vấn ông Trần Thọ Huy - Tổng giám đốc Cty CP Thang máy Thiên Nam.
Thang may,thang máy,thang máy tải hàng,thang máy chở hàng,bao gia thang may,gia thang may, thang may gia dinh, giá thang máy, cầu thang máy, bảo trì thang máy, dien thang may.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét